Wednesday, June 20, 2018

Tổng hợp 14 món ăn thơm ngon bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo tây tạng bổ sung vào thực đơn hằng ngày


Theo y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã xem đông trùng hạ thảo tây tạng là một vị thuốc bồi bổ sức khỏe hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như liệt dương, di tinh, giúp cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch; hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, ho hen, đau lung mỏi gối và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.



Dưới đây là 14 cách sử dụng đông trùng hạ thảo tây tạng giúp bạn có thể chế biến đa dạng các loại món ăn phục vụ cho bạn và gia đình bồi bổ tăng cường sức khỏe cơ thể.

1. Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm chim bồ cầu bổ dưỡng

Đây là món ăn rất phù hợp với những người có thận hư tổn, chóng mặt, hay quên, lưng đau mỏi, chân tê rã rời.
Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm chim bồ câu
Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo tây tạng 15g, chim bồ câu 2 con, 15 hoài sơn, 10g long nhãn, mộc nhĩ trắng 10g, gừng, hạt sen, đường phèn 15g.

Cách làm: Đối với chim bồ câu thì sạch lông cũng như loại bỏ nội tạng rửa sạch và để cho ráo nước. Hạt sen cho vào nồi rồi luộc qua và bóc vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng thì ngâm vào nước ấm và rửa sạch. Tiến hành cho chim bồ câu và hạt sen vào bát hấp sau đó rắc thêm một lớp gừng lên rồi tiếp đó là đông trùng hạ thảo tây tạng, long nhãn, hoài sơn, mộc nhĩ trắng và đường phèn. Bạn đổ nước sôi vào gần đầy bát sau đó cho bát vào nồi nước sôi rồi tiến hàng hấp cách thủy trong khoảng 3h là có thể dùng được.

2. Đông trùng hạ thảo tây tạng nấu với chim cút

Nguyên liệu: 8 con chim cút, 8g đông trùng hạ thảo tây tạng,
Cách làm: Chim cút tiến hành làm sạch ngâm với nước sôi 1 phút rồi cho ra và đề nguội. Chia đông trung hạ thảo vào tám phần cho vào bùng 8 con chim cút rồi dùng chỉ may bụng lại. Cho chim cút vào nồi nước luộc gà cùng với muối, tiêu, gia vị đầy đủ rồi đậy vung lại thật kín và đun nhỏ lửa trong 40 phút. Món ăn này phù hợp với những người ho suyễn khó thở,đau lưng mỏi gối.

3. Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm thịt vịt

Nguyên liệu: 5-10 còn đông trùng hạ thảo tây tạng, 1 con vịt.

Cách làm: Làm sạch vịt rồi tiến hành rạch vùng cổ rồi cho đông trùng hạ thảo tây tạng vào rồi may lại. Tiếp tục cho chút rượu, dấm, và gia vị vừa ăn rồi ninh nhừ. Sử dụng cho các trường hợp hen suyễn cũng như suy nhược sau những chứng bệnh dài ngày.

4. Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm gà ác

Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm gà ác
Nguyên liệu: 100g thịt gà ác, 15g sơn dược, 15g đông trùng hạ thảo tây tạng.

Cách làm: Cho thêm nước vào nấu nhừ và cho gia vị vừa ăn. Sử dụng cho các trường hợp hen suyễn, lao phổi, suy nhược cơ thể.

Cách làm: 4-6 nhánh đông trùng hạ thảo tây tạng, 1 con gà đen làm sạch. Cho cả 2 vào hầm chung và ăn cả cái lẫn nước. phương thuốc này có tác dụng tráng dương bổ thận, điều trị các chứng giảm sút trí nhớ, đầu óc choáng váng, tim đập nhanh, nhìn đồ vật mờ, cơ thể suy nhược dễ bị các bệnh cảm cúng, sợ lạnh và đổ nhiều mồ hôi.

5. Đông trùng hạ thảo chưng óc heo

Chuẩn bị: 1 cái óc heo, 3g đông trùng hạ thảo tây tạng. Cho cả 2 vào nồi đun cách thủy rôi thêm 1 ít nước tiến hành đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Ăn 2 lần trong ngày khi đói áp dụng với các trường hợp suy nhược thần kinh hay động kinh.

6. Nhai trực tiếp nguyên con đông trùng hạ thảo tây tạng

Đông trùng hạ thảo tây tạng là một trong những thảo dược rất giàu dinh dưỡng, những chất dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo tây tạng sẽ dễ phân hủy khi gặp nhiệt độ cao. Thế nên cách có thể giữ lại những chất acid, amin đó chính là ăn sống là tốt nhất và nhanh nhất.

7. Cơm hấp đông trùng hạ thảo tây tạng

Cơm hấp đông trùng hạ thảo tây tạng
Dùng 1-2 nhánh đông trùng hạ thảo tây tạng rửa sạch và hấp với cơm nóng đến chín. Sử dụng phương thuốc này đề điều trị bệnh viêm gan B rất tốt.

8. Đông trùng hạ thảo tây tạng nấu canh với cá nước ngọt

Nguyên liệu: 5g đông trùng hạ thảo tây tạng, 500g cá nước ngọt, 10 quả táo đỏ đã bỏ hạt, gừng tươi.

Cách làm: Làm sạch cá, gừng thái lát. Cho tất cả các vào nồi và cho nước sôi vừa đủ hấp cách thủy 2 tiếng nhỏ lửa. Sau khi được thì cho gia vị vừa ăn thêm. Món ăn này có tác dụng rất tốt cho bồi bổ thận, cơ thể, và khí huyết.

9. Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm sườn heo

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo tây tạng 6-9gr, kỷ tử, nhân sâm, dương quy mỗi loại 12gr và một lượng sườn heo cùng các gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cho tất các thành phần vào nồi hầm và ăn trong ngày. Sử dụng món này bồi bổ cho sức khỏe cơ thể, chống mỏi mệt, mất sức, thận hư, hay quên, tinh thần không minh mẫn…

10. Đông trùng hạ thảo tây tạng nấu thịt dê

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo tây tạng 18g, 500g thịt dê, 30g hoài sơn, 4 lát gừng tươi, 15g kỷ tử, 4 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ khác.

Cách làm: Thịt dê rừa sạch, cắt thành lát, rồi nhúng qua nước sôi đề khử bớt mùi hôi. Kỷ tử, đông trùng hạ thảo tây tạng, chà là, hoài sơn đem rửa sạch. Đem tất cả cho vào một nồi đất với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành nấu cho đến khi sôi rồi giảm nhỏ lửa hầm thêm khoảng 2h nữa. Bạn dùng cả cái và nước, 1 tuần nên dùng 2-3 lần. Món này có tác dụng chữa trị các chứng tiểu đêm, tinh loãng hay hoạt tinh.

11. Đông trùng hạ thảo tây tạng hầm baba giàu dinh dưỡng

Đông trùng hạ thảo tây tạng - baba

Nguyên liệu: 1 con ba ba bỏ đầu và chia làm 4 miếng, 10g đông trùng hạ thảo tây tạng, 10 quả đại táo bỏ hạt, hành thì cắt đoạn, tỏi, gừng cùng các gia vị khác vừa đủ.

Chế biến: Ba ba cho vào nồi luộc cho đến khi sôi rồi vớt ra, bạn cắt rời 4 chân, và bóc mỡ ở chân bỏ đi rồi rừa sạch cho vào bát cùng với những thành phần còn lại đã chuẩn bị rồi hấp cách thủy trong khoảng 2h. Sử dụng ăn trong ngày. Tác dụng rất tốt với những người mắc ung thư dạ dày, gan, phổi.

12. Đông trùng hạ thảo tây tạng nấu bạch cập


Canh đông trùng hạ thảo tây tạng bạch cập
Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo tây tạng 5g, hoài sơn 20g, 20g bạch chỉ, đường phen.

Cách làm: Đầu tiên nghiền 3 vị đông trùng hạ thảo tây tạng, hoài sơn, bạch chỉ, rồi trộn đều rồi cho vào nồi, thêm đường phèn và nước vừa đủ đun sôi rồi dùng lửa nhỏ khoảng 10 phút cho thành canh là có thể dùng được rồi. Sử dụng 2 lần mỗi ngày. Với món canh này có tác dụng đến người bệnh là bổ thận, tốt cho phổi, ích tinh, chữa âm hư, những triệu chứng khó thở, ho khan, ho lao, thiếu máu, đổ mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, ra mồ hôi tự nhiên, đau lưng mỏi gối…

13. Đông trùng hạ thảo nấu cháo kì dược

Cháo đông trùng hạ thảo tây tạng
Nguyên liệu: 3g đông trùng hạ thảo tây tạng, 20g sơn dược, 20g hoàng kỳ, 100g gạo nếp.

Cách làm: Lấy hoàng kỳ đem sắc thành thang thuốc sau đó lọc lấy nước. Cho đông trùng hạ thảo tây tạng, gạo nếp, sơn dược vào cùng với nước sắc hoàng kỳ nấu thành cháo. Chia ăn vào buổi sáng và buổi tối. Món cháo này có tác dụng cải thiện suy nhược, tì vị, mệt mỏi, máu nhiễm mỡ…

14. Canh đông trùng hạ thảo tây tạng giúp chống lão hóa cho phụ nữ

Canh dưỡng nhan
Chuẩn bị: 5g trùng thảo, 100g hồ đào đã bỏ hạt, gà ác 1 con, táo đỏ, gừng tươi.

Chế biến: Làm sạch gà rồi cho cùng với tất cả vào nồi cùng nước om đến khi thành canh. Món canh này có tác dụng rất tốt đối với cơ thể là điều hòa âm dưỡng, bổ khí dưỡng huyết, tăng cường gân cốt và làm đẹp. Món ăn này đặc biệt phù hợp với những phụ nữ trung niên.


No comments:

Post a Comment