Wednesday, June 20, 2018

Khám phá đông trùng hạ thảo tây tạng là gì ?


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ đông trùng thảo Tây tạng với rất nhiều tác dụng được khuyến cáo khác nhau. Nhưng liệu rằng bạn đã biết rõ nguồn gốc của đông trùng hạ thảo tây tạng là gì ?
Qua bài viết này mong rằng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát nhất về dược liệu quý này thực chất là gì và được tìm ra như thế nào ?

1. Vậy Đông trùng hạ thảo tây tạng là gì?

Tên gọi đông trùng hạ thảo tây tạng từ tiếng Tạng là yartsa gunbu hay yatsa gunbu và tiếng Trung là dōng chóng xià cǎo, được dịch nghĩa nôm na là sâu mùa đông trở thành cỏ mùa hè. Đông trùng hạ thảo tây tạng thực chất là một dạng ký sinh của loài nấm túi Ophiocordyceps sinensis trên cơ thể ấu trùng hay còn gọi là sâu non của 46 loài bướm khác thuộc chi Thitarodes. Nhưng ta thường thấy chủ yếu loại nấm này phát triển trên hai loại Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus.

Đông trùng hạ thảo tây tạng
Mùa hè ở những cao nguyên có độ cao 3000m – 5000m là thời điểm của nấm Ophiocordyceps sinensis phát triển mạnh mẽ nhất và bắt đầu mùa thu hoạch. Bởi vào mùa đông sâu non chui xuống đất để ngủ đông và sẽ bị nhiễm loại nấm ký sinh này. Cây nấm lớn lên nhờ vào việc rút hết dinh dưỡng và giết chết vật chủ là ấu trùng sâu. Và đến mùa hè chúng sẽ mọc chồi lên khỏi mặt đất từ đầu ấu trùng sâu non giống một loài thực vật.

2. Đông trùng hạ thảo tây tạng được hình thành như thế nào ?

Qúa trình hình thành đông trùng hạ thảo tây tạng
Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo tây tạng khá độc đáo được bắt đầu vào mùa đông của loại nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis với cơ chế xâm chiếm cơ thể sâu non của loài bướm. Nấm bắt đầu ký sinh vào ấu trùng sâu và dần giết chết vật chủ và lấy toàn bộ chất dinh dưỡng để phát triển. Những con sâu non này có thể đã ăn phải hoặc bị nhiễm bào tử nấm này có trong đất hoặc lá cây. Và bên trong cơ thể của sâu bướm khi ấu trùng lột xác vào thời điểm nóng nhất của mùa hè và khiến sâu non chết dần sau vài tuần.

Và sau đó các sợi nấm nhanh chóng phát triển, chúng xâm nhiễm vào các mô tế bào của vật chủ, hút hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu non. Và sau một khoảng thời gian vào mùa hè, cây nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu từ phần đầu và vươn lên trên mặt đất trở thành dạng cây thực vật và phát tán các bào tử nấm vào không trung.

Đặc biệt với phần rễ là hình dạng nguyên vẹn của ấu trùng sâu bướm mà nó kí sinh. Đông trùng hạ thảo tây tạng nhìn bề ngoài giống như một sinh vật hóa thạch vậy. Vòng đời của loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất hơn 5 năm trước khi trồi lên khỏi mặt đất. Một loại cây dược liệu với sự kết hợp với phần dưới là của một loại động vật và phần than trên là của một loại thực vật.

3. Đông trùng hạ thảo tây tạng mọc ở đâu ?

Đông trùng hạ thảo tây tạng mọc tự nhiên
Nấm đông trùng hạ thảo tây tạng này được một vị thầy lang Tây Tạng thuộc thế kỉ 15 ghi chép lại lần đầu tiên về công dụng giúp tăng cường sức khỏe cho nam giới của loại dược phẩm độc đáo quý hiếm này. Xuất phát từ việc người dân ở Tây Tạng quan sát thấy những con bò có sinh lực dẻo dai và khỏe mạnh khi ăn loại nấm trùng thảo này. Chúng không bị bệnh tật, chống chọi tốt với mọi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Cho đến thế kỷ 17 đông trùng hạ thảo tây tạng trở thành loại dược liệu quý bổ dưỡng tại Trung Quốc chỉ dành cho vua chúa hoặc giới quý tộc giàu có mới có thể được sử dụng loại thuốc bổ đắt hơn vàng này. Và cho đến nay loại đông dược này vẫn không hề thuyên giảm giá trị bởi những dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe có trong nấm đông trùng, không phải loại dược liệu nào có thể thay thế được.

Đông trùng hạ thảo tây tạng được phân bố khá rộng chủ yếu ở châu Á và châu Úc, đặc biệt tại vùng Đông Á nơi có nhiều cao nguyên có độ từ 4.000m đến 5.000m so với mặt biển. Như ở Tây tạng vùng núi cao trên 4.000m của cao nguyên Thanh Tạng hay ở Tứ Xuyên của Trung Quốc và được khai thác vào mùa hè. Bởi nhu cầu sử dụng của thị trường ngày một nhiều nên việc khai thác quá độ dẫn đến hiện trạng loại nấm đông trùng tự nhiên này đang dần bị cạn kiệt và khan hiếm.

4. Dược liệu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì ?

Đông trùng hạ thảo tây tạng được coi là một thần dược quý hiếm được sử dụng từ rất lâu đời trong y học cổ truyền của Tây Tạng và Trung Quốc. Bởi nó chứa nhiều dược tính và thành phần bổ dưỡng từ nấm Ophiocordyceps sinensis dành cho sức khỏe con người. 
Công dụng của đông trùng hạ thảo tây tạng
Được các thầy lang thời xưa sử dụng đông trùng hạ thảo tây tạng như một phương thuốc để chữa các bệnh như suy nhược, cải thiện thị lực, giảm đau và làm đẹp và đặc biệt là một vị thuốc hiếm trong việc tăng cường sinh lý cho đàn ông. Ngoài ra còn chữa các bệnh như thận hư, liệt dương, xương cốt, bổ phế và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn, tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngày nay các nhà khoa học với các máy móc hiện đại đã nghiên cứu và khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nấm trùng thảo với sức khỏe của con người như:

– Hạ huyết áp ở người cao huyết áp

– Kháng viêm và tiêu viêm

– Hạn chế bệnh của tuổi già

– An thần, trấn tĩnh thần kinh

– Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể

– Hỗ trợ giảm thiểu thiếu máu, ổn định nhịp tim

– Ngăn ngừa và phòng chống các bệnh ung thư

– Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng

– Tăng cường dịch tiết và làm giãn nở các nhánh khí quản, giảm đờm.

– Điều tiết nồng độ đường và giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch.

Với rất nhiều công dụng kể trên của nấm đông trùng hạ thảo tây tạng này rất xứng đáng với tên gọi là “thần dược quý chữa bách bệnh”. Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu của người dùng các nhà khoa học đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công loại nấm đông trùng này với quy trình tái tạo môi trường cùng điều kiện giống với tự nhiên nhất.


No comments:

Post a Comment