Wednesday, June 20, 2018

Khám phá điều tuyệt vời từ đông trùng hạ thảo tây tạng


Trong số các loại đông trùng hạ thảo thì đông trùng hạ thảo Tây Tạng, hay còn gọi là sâu cỏ (nửa động vật nửa thực vật), được coi là “tiên dược” tự nhiên, có chất lượng tốt nhất. Bởi, khu vực Tây Tạng có độ cao khoảng 4.500 - 6.000m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 0 - 3 độ C, rất ít người sinh sống, môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm, là điều kiện lý tưởng để đông trùng hạ thảo cho chất lượng tối ưu.

Đông trùng hạ thảo tây tạng hình dạng như thế nào ?

Dựa trên những tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế, chúng tôi xin chia sẻ những hình ảnh đông trùng hạ thảo tây tạng chân thực nhất qua các mẫu cung cấp những kiến thức tổng quan và bổ ích nhất cho bạn khi chọn mua sản phẩm. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị đó trong bài viết này nhé.
Đông trùng hạ thảo tây tạng kí sinh tự nhiên trên xác côn trùng
Cách nhận dạng đông trùng hạ thảo tây tạng qua mắt thường

Đông trùng hạ thảo tây tạng là một cá thể đặc biệt được kết hợp giữa ấu trùng sâu bướm và nấm kí sinh. Vì vậy trên quan sát thực tế bạn sẽ thấy chúng được chia thành 2 phần rõ rệt phần “trùng” và phần “thảo” :
Đông trùng hạ thảo tây tạng khô
Phần “trùng” chính là phần sâu non, sau khi bị hút sạch chất dinh dưỡng, sâu chết dần và khô lại có màu vàng nâu.

+ Với hình ảnh đông trùng hạ thảo tây tạng trong tự nhiên phần đầu sâu non gần giống như đầu tằm, có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng, dài khoảng 3-5 cm. Phần tiếp giáp có một đoạn màu vàng nhạt sáng hơn rõ rệt. Mắt sâu đặc biệt phẳng không lồi lên như các loài khác, chúng có màu nâu đỏ. Đôi khi phần “thảo” phát triển phủ lên, bạn chỉ cần cạo nhẹ sẽ thấy mắt trùng.

+ Phần lưng “trùng” xuất hiện có các vân vòng quanh thân rõ nét, cứ 3 vân hình thành thành 1 nếp, các nếp gấp dọc thân, càng về gần thì các vân càng sát nhau hơn.

+ Có 8 cặp chân, 4 cặp ở giữa là đối xứng nhau, còn 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa có cảm giác liền sát nhau còn 1 cặp chân ở đuôi tách biệt rõ ràng nhất

+ Phần đuôi “trùng” cũng gần giống đuôi tằm màu nâu và nhọn.

Phần “thảo” chính là phần nấm kí sinh phát triển đâm trồi như một ngọn cỏ dài hơn sâu non một chút.
+ Thân nấm có hình giống ngón tay thon dài có màu của cành cây khô với đoạn gần gốc hơi ngả vàng.

Quan sát hình ảnh đông trùng hạ thảo tây tạng cũng là một trong những biện pháp hữu ích giúp bạn phân biệt thật giả.


No comments:

Post a Comment